"10 năm sống trên đất Mỹ tôi không thể thăng tiến, hóa ra không phải vì tiếng Anh kém mà bởi vì..."

Chúng ta thua không phải vì tiếng Anh, cũng không phải vì năng lực mà là bởi một thói quen tai hại đã hình thành ngay từ thời còn đi học.

22:22 03/07/2023

Linh từng là một cựu học sinh tại Mỹ và đã làm việc ở đây rất lâu năm. Vì cô muốn nhanh chóng hòa nhập trong đội ngũ đó nên đã không ngừng giúp đỡ những người đồng nghiệp Ấn Độ trong công việc, chính vì vậy cô nhanh chóng chiếm được cảm tình của họ và mối quan hệ giữa mọi người cũng khá tốt. Nhưng tăng lương, tiến chức thì sếp luôn dành cho nhóm Ấn Độ kia và không bao giờ đến lượt cô bạn của tôi.

Mỗi lần về nước, tôi đều được nghe cô ấy phàn nàn về những người đồng nghiệp Ấn Độ của mình. Người Ấn Độ thích nói, thích thể hiện, thích lo chuyện bào đồng, luôn giới thiệu công việc cho đồng hương của mình để họ có thể cùng làm việc với nhau, người đông thì thế mạnh, sức lực cũng tăng cao, so sánh ra thì người Việt còn kém xa, trở nên ù ù cạc cạc. 

Cứ mỗi lần về nước là cô ấy cũng than thở, cảm giác đầy bất lực vì không thể thăng tiến. Nhưng đối với tôi cái gì cũng có nguyên nhân của nó, và đây là kết luận mà tôi rút ra được.

Bạn Linh đi Mỹ đã hơn 10 năm, thời gian ở đó còn nhiều hơn thời gian ở trong nước, lẽ nào tiếng Anh lại kém? Thực ra mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ: Người Việt thua không phải vì tiếng Anh kém mà thua vì năng lực biểu đạt.

Phạm vi năng lực biểu đạt mà tôi muốn nói đến khá rộng, nó bao gồm cả: công cụ biểu đạt được sử dụng và nhận thức, kiến thức của điều bạn muốn biểu đạt.

10 năm sống trên đất Mỹ tôi không thể thăng tiến, hóa ra không phải vì  kém mà bởi vì... - Ảnh 1.

Một người thanh niên Ấn Độ làm việc trong một công ty nước ngoài, trong công ty có rất nhiều đồng nghiệp khác nhau, sếp yêu cầu bọn họ làm một đề án. Người thì dùng "Word", người thì dùng "Power Point" để làm báo cáo, đây là những phần mềm đơn giản, ai cũng làm được. 

Không ngờ người thanh niên kia lại kỳ công đi từng bức hình, rồi lắp ghép lại tạo thành một đoạn phim, kết hợp với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng làm cho đề án trở nên sống động như thật, cuối cùng đánh bại hết những người khác.

Từ đó về sau, ở chốn đông người, sếp luôn khen ngợi người thanh niên đó. Khi cần đưa ra quyết định hay cần thay đổi một sự việc thì người đầu tiên mà sếp nghĩ đến chính là anh chàng người Ấn Độ.

Quan trọng không phải nói cái gì, mà là nói như thế nào.

Trong vố số những suy nghĩ, cách làm tương đồng thì bạn cần phải tạo ra sự khách biệt: độc đáo hơn, cao cấp hơn giống như anh chàng Ấn Độ bên trên, nắm bắt được tâm lý người mà mình muốn biểu đạt.

Bởi ở đây các sếp đều có một tâm lý giống nhau: có thể xem phim thì sẽ không xem ảnh, có thể xem ảnh thì sẽ không đọc chữ. Cũng chính là nói rằng, về phương diện biểu đạt người thanh niên trên đã nắm bắt được trọng điểm, đó là nói như thế nào?

Nội dung dù hay, cũng chỉ được tối đa 7 điểm.

73855 bạn có biết con số này không? Đây chính là mật mã giúp bạn nói chuyện được hay.

Giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian đã nghiên cứu ra định luật 73855. Ông chỉ ra rằng khi nói chuyện với người khác, nội dung chỉ chiếm 7%, 38 % là khẩu khí, cách sử dụng đôi tay, ngôn ngữ cơ thể, còn lại 55% đến từ cảm nhận của người khác về bề ngoài của bạn.

Tính quan trọng của nội dung chỉ chiếm có 7% - một mật mã đáng kinh ngạc, nhưng có rất nhiều người không hiểu điều đó, luôn tốn công sức đi mài giũa nội dung, nên đã để mất đi hiệu quả trong quá trình biểu đạt.

Đừng ép mình phải nói lời hoàn mỹ.

10 năm sống trên đất Mỹ tôi không thể thăng tiến, hóa ra không phải vì  kém mà bởi vì... - Ảnh 2.

Không thích nói, không dám nói thì đừng bao giờ đổ lỗi cho bản thân, gia đình, nhà trường hay xã hội, cũng đừng bao giờ ép mình phải nói ra một cách hoàn hảo mỗi lần mở lời. Bạn cần phải từ từ, gạt bỏ áp lực phải nói lời hoàn mỹ đi, cứ xông pha tham gia thảo luận, dám mở miệng chia sẻ thì từ từ bạn sẽ đạt được năng lực biểu đạt nhất định nào đó. 

Hãy ngừng phàn nàn:

- Rõ ràng năng lực tốt, tại sao không biểu đạt ra được?

- Rõ ràng người đó kém hơn mình, tại sao lại luôn cho bản thân là tốt, biểu đạt chẳng ra làm sao?

- Rõ ràng người đó nói hay hơn làm, nhưng tai sao sếp lại luôn nghe họ?

Bạn hãy thử tử bỏ tiêu chuẩn ép mình phải hoàn hảo xem sao, chắc chắn sẽ có hiệu quả cực cao.

Tags:
Ca sĩ Nguyên Vũ: U50 vẫn độc thân, sở hữu gia tài khủng, “miễn nhiễm” với thị phi

Ca sĩ Nguyên Vũ: U50 vẫn độc thân, sở hữu gia tài khủng, “miễn nhiễm” với thị phi

Độc thân, giàu có, điển trai, nổi tiếng là những từ chính xác để miêu tả về ca sĩ Nguyên Vũ ở tuổi U50…

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất