Cây khổng lồ trăm tuổi "hái ra tiền" ở Hawaii

Tiền không mọc trên cây nhưng một cây me tây khổng lồ ở công viên Moanalua Gardens, Hawaii, lại đang giúp nơi này thu về ít nhất gần 5 triệu USD trong 10 năm qua.

04:00 06/10/2021

Khác với nhiều doanh nghiệp thường chọn người nổi tiếng làm đại diện thương hiệu, năm 1975, tập đoàn Hitachi của Nhật Bản lại quyết định chọn một cây me tây khổng lồ mọc trên đảo Oahu, Hawaii, Mỹ làm biểu tượng và đặt tên là "cây Hitachi”.

Cây Hitachi xuất hiện lần đầu tiên trong đoạn phim quảng cáo trên truyền hình của Tập đoàn Hitachi và dần trở thành một trong những biểu tượng công ty được yêu thích nhất tại xứ sở Mặt trời mọc.

Hình ảnh cây Hitachi cùng bài hát trong đoạn quảng cáo đã trở thành một phần tuổi thơ của nhiều thế hệ người Nhật. Phần lớn du khách Nhật đến Hawaii đều ghé thăm cây này. "Mọi người ở Nhật Bản đều biết cái cây này. Chúng tôi được xem các quảng cáo của Hitachi liên quan đến cái cây từ khi còn nhỏ", Yoshihiro Takashima, một du khách đến từ tỉnh Aichi, cho biết.

Abner Undan, nhân viên công ty chuyên chăm sóc cây ở Hawaii, chia sẻ: "Chúng tôi đã chăm sóc cái cây Hitachi này 20 năm rồi. Mỗi ngày, có hàng nghìn người ghé thăm nó". Phần lớn những vị khách này đều nói tiếng Nhật.

Cây Hitachi thuộc loài me tây (Monkey Pod) tuổi đời đến nay đã 130 năm, cao 25m và nổi bật với vòm lá như một chiếc ô khổng lồ, đường kính 40m. Cây mọc ở bãi cỏ xanh mát giữa công viên Moanalua Gardens, cách trung tâm thành phố Honolulu, quần đảo Hawaii khoảng 8km về phía Tây Bắc.

Đời sống - Cây khổng lồ trăm tuổi 'hái ra tiền' ở Hawaii
Cây Hitachi là một phần tuổi thơ của nhiều thế hệ người Nhật Bản.

Theo Tập đoàn Hitachi, cây Hitachi là biểu tượng của “nỗ lực toàn diện” và “phạm vi kinh doanh rộng lớn”, tượng trưng cho tinh thần của Tập đoàn: Dồn toàn bộ sức lực vào nhiều lĩnh vực kinh doanh ở Nhật Bản để đóng góp cho xã hội. Do vậy, Tập đoàn đã sử dụng cây Hitachi để làm biểu tượng kinh doanh dưới nhiều hình thức quảng bá khác nhau tại thị trường trong nước như quảng cáo, báo, tạp chí, phương tiện công cộng, sách tranh, thậm chí là các cuộc thi chụp ảnh về chủ đề cây cối. Cây Hitachi đóng vai trò quan trọng, trở thành cầu nối giữa Tập đoàn với khách hàng.

Chính vì thế mỗi năm tập đoàn này sẵn sàng trả hơn 400.000 (hơn 9,2 tỷ đồng) để đảm bảo cái cây được chăm sóc chu đáo. Đây là con số mà 10 năm trước, khi hợp đồng gia hạn vào năm 2017, tập đoàn đã đưa ra. Số tiền này đủ để trang trải 2/3 chi phí bảo trì và bảo tồn cho toàn bộ công viên Moanalua Gardens mỗi năm. Cái cây cũng được bảo vệ bởi một đạo luật đặc biệt, theo đó chỉ khi nào chính quyền thành phố Honolulu cho phép, cây Hitachi mới bị đốn.

Moanalua Gardens là một công viên thuộc sở hữu tư nhân tại Hawaii. Nơi đây từng là nhà thời thơ ấu của quốc vương Kamehameha IV (một vị vua trị vì Hawaii trước đây). Ngày nay, nơi này là một trong những điểm đến được du khách chú ý nhiều nhất, đặc biệt là khách du lịch Nhật Bản. Ngoài cây Hitachi, khách đến tham quan công viên có thể ghé thăm nhiều công trình kiến trúc mang tính lịch sử của địa phương. Đây cũng là nơi quốc vương Kamehameha V tổ chức các bữa tiệc chiêu đãi những vị khách quý của mình với màn múa Hula Hula nổi tiếng.

Minh Hoa (t/h)

Tags:
Mỹ nới lỏng quy định phòng dịch, du học sinh Trung Quốc hưởng lợi

Mỹ nới lỏng quy định phòng dịch, du học sinh Trung Quốc hưởng lợi

Thị trường việc làm không mấy hứa hẹn ở quê nhà và sức hấp dẫn của nền giáo dục Mỹ khiến nhiều sinh viên Trung Quốc nhanh chóng trở lại xứ cờ hoa học tập khi dịch Covid-19 ổn định.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất