8 loại tɦực pɦẩm đừпg bao giờ mᴜa tɾoпg siêᴜ tɦị

Nɦữпg đồ ăп пày bề пgoài trôпg có vẻ пgoп làпɦ пɦưпg tɦực ra lại cɦứa пɦữпg cɦất cực kỳ có ɦại.

20:30 20/09/2020

1. Thanh cua

Đây là loại thực phẩm không có gì liên quan đến cua trừ… cái tên. Thanh giả cua thực chất được làm từ cá mà đôi khi được thay thế bằng gluten, tinh bột hoặc lòng trắng trứng. Ngoài ra, chúng còn chứa lượng lớn đường, hương vị, màu sắc và hương vị tăng cường không tốt cho sức khỏe.

Ngoại trừ tác hại rõ ràng của việc gây thừa cân, vì là thực phẩm đông lạnh nên thanh chua còn dễ gây ra ngộ độc thực phẩm nếu không được bảo quản đúng cách.

2. Cá đựng trong bao bì bằng nhựa

Mặc dù nhìn rất ngon mắt nhưng những miếng cá được đựng trong bao bì bằng nhựa thường có hạn dùng ngắn. Đó là lí do tại sao cách tốt nhất là bạn nên chọn loại cá được bảo quản trong dầu. Nếu cá được giữ trong nước muối, có khả năng là hexamethylenetetramine đã được thêm vào nó. Hóa chất này bị cấm ở nhiều nước.

3. Thực phẩm xông khói

Thực phẩm xông khói rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng chúng cũng tạo nên nhiều cuộc tranh luận liên quan đến sức khỏe. Có những phương pháp xông khói truyền thống hoạt động như một cách bảo quản tự nhiên và có thể kéo dài thời hạn sử dụng, tuy nhiên cũng có những phương pháp rẻ hơn gọi là “khói lỏng” thực sự đáng ngờ.

Các hóa chất độc hại với chất tăng cường hương vị, phenol và formaldehyde thường không được đề cập trên bao bì. Hơn nữa, thực phẩm cũ cũng được đem xông khói vì khách hàng sẽ khó phát hiện mùi vị thực sự.

Nếu bạn không thể chống lại hương vị của một miếng thịt gà hoặc cá hun khói, hãy chọn các sản phẩm có dấu hiệu của phương pháp tự nhiên – dấu móc, nhãn tiêu chuẩn và mã vạch trên sản phẩm.

4. Kẹo dẻo

Những chiếc kẹo dẻo được cả trẻ em và người lớn yêu thích nhưng lại chứa các thành phần không tốt. Chất pectin tự nhiên trong kẹo này hiện thường được thay thế bằng gelatin từ bì lợn và màu sắc đẹp mắt của chúng được làm bằng chất tăng cường hương vị tổng hợp.

Thay vì mua nó bên ngoài, bạn có thể tự làm ở nhà khá dễ dàng bằng cách sử dụng nước ép tự nhiên.

5. Ngũ cốc ăn sáng

Các loại ngũ cốc sấy khô rất phổ biến ở nhiều nước và đôi khi chúng được quảng cáo như một bữa sáng “lành mạnh”. Tuy nhiên, các thành phần và cách làm món ăn này có thể khiến bạn phải suy nghĩ lại trước khi mua chúng.

Sau khi chiên, tất cả các vitamin biến mất khỏi ngũ cốc. Thêm vào đó, đường, dầu được sử dụng để chiên và các chất bảo quản không có lợi cho cơ thể bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể bị tăng cân nếu ăn chúng thường xuyên.

6. Quả ôliu đen

Ôliu đen là một trong những thực phẩm gây nhiều tranh cãi. Thực tế, không có quả ôliu đen trên thế giới. Quả chín thường có màu tím đậm hoặc nâu. Ôliu đen đóng hộp là ôliu xanh nhuộm với chất đặc biệt – gluconate màu.

7. Bánh kẹo phủ màu

Các loại bánh kẹo đầy màu sắc nhìn rất đẹp mắt nhưng chúng đều chứa rất nhiều thành phần có hại như màu thực phẩm, chất tăng hương vị tổng hợp và các hóa chất khác.

8. Nho

Nho thường được khuyên là nên dùng ngay sau khi hái và có thời hạn sử dụng rất ngắn. Tất nhiên, nhiều nhà sản xuất và siêu thị cố gắng kéo dài tuổi của sản phẩm bằng cách sử dụng chất chống oxy hóa. Vì vậy, nếu bạn mua nho mà không bị hỏng trong vài ngày, có nghĩa là chúng đã trải qua một quá trình xử lí hóa học.

Dĩ nhiên thực phẩm tươi sống bao giờ cũng tốt hơn là những thực phẩm đông lạnh hay đã qua chế biến được bày bán trong siêu thị. Tuy nhiên, nếu như không còn lựa chọn nào khác thì các chị em cũng nên biết mình cần hạn chế dùng hoặc tránh xa những loại thực phẩm nào nhé!

Tags:
Mong muốn cuối cùng trước khi qua đời của nữ thẩm phán Tòa Tối cao Mỹ

Mong muốn cuối cùng trước khi qua đời của nữ thẩm phán Tòa Tối cao Mỹ

Ít ngày trước khi qua đời vì bệnh ung thư, Thẩm phán Tòa Tối cao Mỹ Bader Ginsburg nói rằng mong muốn cuối cùng của bà là vị trí của bà sẽ không bị thay thế cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất